Bắt đầu chia rẽ Chia_rẽ_Trung-Xô

Các quốc gia màu đỏ đại diện Liên Xô và các chính phủ Cộng sản liên kết với Liên Xô. Các quốc gia màu vàng đại diện Trung Quốc và các quốc gia cộng sản liên kết với Trung Quốc. Các quốc gia màu đen (Triều Tiên, Nam TưSomalia) đại diện các chính phủ cộng sản không liên kết với Liên Xô hay Trung Quốc.Một trong các cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Mao và Khrushchev trước khi Trung Quốc và Liên Xô trở mặt

Năm 1959, Khrushchev tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower. Liên Xô bắt đầu lo ngại vì ảnh hưởng của đại nhảy vọt bên Trung Quốc. Khrushchev tìm cách trấn an phương Tây trong một thời kỳ Chiến tranh lạnh được biết như là "The Thaw" (tan băng). Liên Xô không giữ lời hứa từng cam kết trước đây là giúp Trung Quốc phát triển vũ khí nguyên tử. Họ cũng từ chối hỗ trợ Trung Quốc trong cuộc tranh chấp biên giới với Ấn Độ, một quốc gia khá thân thiện với Liên Xô.

Các sự kiện này đã làm cho Mao và các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc bực mình rất nhiều. Mao thấy Khrushchev có thái độ quá hòa giải với phương Tây. Tuy nhiên, với quan điểm của Liên Xô, họ đang đo lường một cách khôn ngoan tình hình quốc tế hiện hữu và mối họa về chiến tranh hạt nhân. Vào cuối thập niên 1950, cả Hoa Kỳ và Liên Xô có các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, và giới lãnh đạo Liên Xô đang vật lộn trong một chiến lược nhằm cân bằng các cuộc đối đầu với các vấn đề như Berlin qua các cuộc thương thảo để tránh một cuộc chiến tranh bộc phát.

Nền chính trị quốc nội của Trung Quốc cũng là nhân tố góp phần vào sự chia rẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Đại nhảy vọt đã không đạt được mục tiêu như đã định. Vì chuyện này mà những đối thủ của Mao trong Đảng Cộng sản như Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình giữ các chức vụ thứ tự là chủ tịch nhà nướctổng bí thư đảng cộng sản mưu toan lật đổ ông khỏi quyền lực. Nhân lúc có sự chia rẽ với Liên Xô, Mao lợi dụng chuyện này để diễn tả các đối thủ của ông là tay sai của một thế lực ngoại bang và đã kích thích chủ nghĩa quốc gia của người Trung Quốc đồng lòng đứng sau ủng hộ cho ông.

Từ năm 1960 đến 1969 những bất đồng và mâu thuẫn trong nội bộ các nước Cộng sản, đặc biệt giữa Liên Xô và Trung Quốc (sau hai Hội nghị năm 1957 và 1960), không dịu đi mà ngày càng trầm trọng, công khai. Những cuộc tranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảng này xoay quanh các vấn đề lý luận, đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế đã dân đến sư phân liệt thực sự của phong trào cộng sản thành hai phái. Hai đảng lớn, hai nước lớn tranh nhau vì vị trí trung tâm cách mạng, công kích lẫn nhau: đảng nào cũng muốn nắm độc quyền chân lý và tranh nhau vai trò lãnh đạo các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Sự phân liệt và sự tập hợp lực lựợng của hai đảng lớn này ngày càng trở nên ráo riết, công khai. Một số Đảng Cộng sản ở một số nước cũng bị chia rẽ về tổ chức thành hai đảng theo hai khuynh hướng nói trên[1].

Khoảng một thời gian, các tranh cãi lý luận giữa hai đảng vẫn giữ tính gián tiếp. Trung Quốc lên án Tito của Nam Tư trong khi Liên Xô lên án đồng minh của Trung Quốc là Enver Hoxha của Albania trong một cuộc chiến gián tiếp bằng lời qua tiếng lại. Nhưng vào tháng 6 năm 1960, sự chia rẽ trở nên công khai tại đại hội Đảng Cộng sản Romania khi Khrushchev và Bành Chân của Trung Quốc công khai đối chọi nhau. Khrushchev gọi Mao "một người theo chủ nghĩa quốc gia, một kẻ cơ hội, và kẻ xa rời Đảng". Trung Quốc gọi Khrushchev một người theo Chủ nghĩa xét lại và chỉ trích thói "gia trưởng, độc đoán và chuyên chế" của ông. Khrushchev tiếp tục cuộc tấn công của ông bằng cách đọc một lá thư dài 80 trang trước hội nghị để lên án Trung Quốc.

Trong một cuộc hội thảo 81 của đảng Cộng sản tại Moskva tháng 11 năm 1960, phái đoàn Trung Quốc đụng độ nảy lửa với phái đoàn Liên Xô và với đa số các phái đoàn khác, nhưng dần dần thì một giải pháp chung đã được đồng thuận để tránh một sự rạn nứt chính thức. Tuy nhiên tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 22 vào tháng 10 năm 1961, bất đồng lại bùng lên. Tháng 12, Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với Albania khiến cuộc tranh chấp từ đảng đối chọi đảng sang giai đoạn quốc gia đối chọi quốc gia.

Trong năm 1962, các sự kiện quốc tế đã tạo ra một sự rạn nứt cuối cùng giữa Liên Xô và Trung Quốc. Mao chỉ trích Khrushchev vì đã lùi bước trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba và Khrushchev đáp lại rằng chính sách của Mao sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, Liên Xô công khai ủng hộ Ấn Độ trong cuộc chiến ngắn ngủi với Trung Quốc. Theo sau các sự kiện này là các tuyên bố chính thức về lập trường tư tưởng của mỗi bên: Trung Quốc xuất bản "Đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế" (The Chinese Communist Party's Proposal Concerning the General Line of the International Communist Movement) tháng 6 năm 1963. Liên Xô đáp lại bằng "Lá thư mở của Đảng Cộng sản Liên Xô" (Open Letter of the Communist Party of the Soviet Union). Đây là lần trao đổi liên lạc chính thức cuối cùng giữa hai đảng.

Năm 1964, Mao quả quyết rằng đang có một cuộc phản cách mạng xảy ra tại Liên Xô, và rằng chủ nghĩa tư bản đã được phục hồi. Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung QuốcĐảng Cộng sản Liên Xô đứt đoạn và các quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng Cộng sản khác trong Khối Warszawa cũng cùng chung số phận.

Có một gián đoạn ngắn ngủi trong sự chia rẽ giữa hai nước sau khi Khrushchev bị lật đổ tháng 10 năm 1964. Tháng 11, Thủ tướng Chu Ân Lai đi Moskva để nói chuyện với các nhà lãnh đạo mới là Leonid BrezhnevAleksey Kosygin nhưng khi trở về ông báo cáo rằng Liên Xô không có ý định thay đổi lập trường của họ. Mao lên án "Chủ nghĩa Khrushchev không có Khrushchev" và cuộc khẩu chiến tiếp tục.